Những cách tiết kiệm chi phí Marketing cho bạn một cách tốt nhất

Tiết kiệm chi phí Marketing là vấn đề gây “đau đầu” cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi đối với các thương hiệu hay sản phẩm lần đầu tiên có mặt trên thị trường, cần có sự đầu tư mạnh để tạo nên hiệu ứng và khả năng phủ sóng cho nó tiếp cận đến các khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, việc vung chi phí quá tay lại ảnh hưởng khá nhiều đến việc duy trì công ty và các chiến lược Marketing lâu dài khác.

Vậy, làm sao để làm Marketing tiết kiệm, chi phí bỏ ra ít nhưng lead và đơn hàng vẫn thu về ổn định? Trong bài viết này, Webvina.net sẽ gợi ý cho bạn “Top những cách tiết kiệm chi phí Marketing cho bạn tốt nhất”  mà không gây ảnh hưởng nhiều đến doanh số, lợi nhuận.

Những cách tiết kiệm chi phí Marketing cho bạn một cách tốt nhất

1. Cung cấp thông tin nhiều hơn là nội dung quảng cáo

Nếu bạn đang dựa vào quảng cáo chiêu hàng chung để thu hút khách hàng, bạn có thể nhận thấy lợi nhuận thu về khá thấp mặc dù đã đổ rất nhiều tiền cho chiến dịch quảng cáo. Sai lầm ở đây là khi thiết lập các chiến dịch quảng cáo, bạn chỉ nhắm vào các nội dung quảng cáo hời hợt mà quên rằng khách hàng ngày nay họ đánh giá một sản phẩm, dịch vụ khắt khe hơn nhiều. Hãy sử dụng quảng cáo của bạn như một cơ hội để giáo dục khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của bạn, bằng cách cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm hoặc lĩnh vực mà bạn đang kinh doanh.

Khi nhận thấy các quảng cáo của bạn có thể mang lại giá trị nhất định cho mình, khách hàng sẽ lắng nghe bạn và sau đó còn có thể là mua sản phẩm của bạn nữa.

2. Tiếp thị thông qua mạng xã hội

Theo thống kê, Facebook hiện có 3 tỷ người dùng, trong đó có 2.1 tỷ người dùng tích cực mỗi tháng. Instagram cũng có 800 triệu người dùng, trong khi Twitter cũng đạt ngưỡng 300 triệu. Ngoài ra, còn chục mạng xã hội khác đang hoạt động với lượng người dùng đông đảo.

Như vậy, bạn có thể dễ dàng nhận thấy việc thực hiện các hoạt động tiếp thị thông qua mạng xã hội sẽ giúp bạn tiếp cận được nhiều người dùng hơn, trong khi phần chi phí bỏ ra cho các chiến dịch là tương đương nhau.

Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng là phương tiện lý tưởng để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể tạo fanpage, tạo nhóm để xây dựng cộng đồng khách hàng của thương hiệu, nhằm tạo sức lan tỏa mạng hơn cho thương hiệu của mình.

3. Tiếp thị thông qua nội dung trên website

Content marketing (tiếp thị nội dung) có hiệu quả về lâu về dài hơn phương pháp truyền thống. Nó cũng là một cách tiếp thị ít tốn kém dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

“Nội dung” ở đây có thể là bài viết, video, infographic, e-book (sách điện tử)… cũng như nhiều phương tiện khác miễn tạo ra giá trị cho người dùng.

Phương pháp này cũng giống như cách 1 trong bài viết, tuy nhiên đối với không gian là website riêng, trang Fanpage thì bạn có nhiều “đất” để phô diễn hơn là gói gọn trong một nội dung quảng cáo bị giới hạn nhiều yếu tố.

Cụ thể, bạn có thể sáng tạo bất kì nội dung nào liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà mình đang kinh doanh hoặc các vấn đề xoay quanh sản phẩm, dịch vụ đó. Bạn cũng có thể viết các bài hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm hoặc nhận biết sản phẩm thật – giả trên thị trường, nhận định tình hình thị trường hiện nay, các nội dung vui nhộn, hài hước mang tính chất giải trí…

Và tất nhiên, những nội dung thu hút, hấp dẫn sẽ rất nhanh chóng dẫn đến hành vi, hành động cụ thể – đó là mua hàng hoặc đến trực tiếp cửa hàng để tìm hiểu thêm.

4. Chốt được chiến dịch then chốt, mang tính chất chiến lược

Cách tốt nhất để giảm chi phí tiếp thị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhanh chóng xác định được chiến dịch chiến lược để tập trung vào nó, thay vì đưa ra nhiều chiến dịch không chính xác.

Để làm được điều này, bạn cần xác định lại tất cả các liên kết yếu trong chiến dịch và loại bỏ chúng. Xác định các kiểu quảng cáo có hiệu suất cao nhất của doanh nghiệp bạn và tập trung năng lượng và tài nguyên của bạn vào việc tận dụng các xu hướng đó. Phân loại tất cả dữ liệu khách hàng thành các nhóm cụ thể, để bạn có thể tạo quảng cáo phù hợp cho từng nhóm.

Chuẩn bị kĩ càng ngay từ đầu sẽ giúp bạn hạn chế những sai lầm khi thiết lập một chiến dịch quảng cáo, từ đó tiết kiệm được thời gian, hạn chế rủi ro và tất nhiên là chi phí cho toàn bộ chiến dịch.

5. Tiếp thị tự động hóa

Tiếp thị tự động hóa là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa các quy trình tiếp thị như phân khúc khách hàng, tích hợp dữ liệu khách hàng và quản lý các chiến dịch. Việc ứng dụng tiếp thị tự động hóa làm cho các quá trình vốn có thể thực hiện bằng tay trở nên hiệu quả và kết hợp ăn ý với nhau hơn. Đồng thời, đây cũng là một phần không thể tách rời với quản lý quan hệ khách hàng (CRM).

Tiếp thị tự động hóa

Khi thực hiện các chiến dịch Marketing, điều mà các doanh nghiệp, công ty đổ vào không chỉ là tiền mà còn là rất nhiều thời gian, nhân sự. Do đó, với xu hướng tiếp thị tự động thông qua các công cụ hỗ trợ, bạn có thể tự động hóa rất nhiều công việc tiếp thị hàng ngày của mình, cho phép bạn tiết kiệm thời gian, đồng thời cải thiện chiến lược tiếp thị của mình. Tự động hóa tiếp thị cũng giúp việc quản lý dữ liệu của bạn trở nên rẻ hơn bằng cách cho phép bạn quản lý dữ liệu của mình trên đám mây.

Đây là xu hướng hoạt động từng được nhiều công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng và tiết kiệm được khá khá khoảng chi phí cho nhân sự của mình. Trên thực tế, 84% các công ty đang sử dụng Tiếp thị tự động hóa hoặc lên kế hoạch ứng dụng trong tương lai gần.

6. Tập trung vào việc lưu giữ khách hàng

Khoảng 70% các doanh nghiệp cho biết rằng chi phí bỏ ra để giữ chân các khách hàng cũ sẽ thấp hơn chi phí tìm kiếm và đầu tư cho nguồn khách hàng mới. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giữ cho ngân sách tiếp thị của mình thấp, hãy cân nhắc tập trung thời gian vào việc cải thiện dịch vụ khách hàng và mức độ tương tác, để bạn có thể tăng cường tỷ lệ giữ chân của mình.

Tập trung vào việc lưu giữ khách hàng

Tập trung vào việc lưu giữ khách hàng

Mặt khác, đối với các khách hàng đã có nhận thức nhất định về sản phẩm, dịch vụ công ty bạn, họ cũng có khả năng sẽ tiếp tục giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của bạn cho bạn bè của mình hoặc người quen, bạn có thể khai thác thêm nhiều thứ từ những khách hàng thân thiết và điều này hoàn toàn có lợi trong chiến dịch tiết kiệm giá cả cho doanh nghiệp bạn.

7. Hợp tác tiếp thị với một bên thứ ba

Bạn dễ dàng nhận thấy những thương hiệu hợp tác với nhau để marketing ở khắp mọi nơi. Khi xem một chương trình lớn, bạn sẽ được nghe MC giới thiệu về các nhà tài trợ, đó chính là hợp tác tiếp thị giữa nhà sản xuất chương trình và các thương hiệu. Khi ghé vào một quán ăn, bạn thấy có logo của Foody – ứng dụng tìm địa điểm ăn uống hàng đầu hiện nay – đó cũng là hợp tác tiếp thị giữa Foody và quán ăn đó.

Cũng có thể kể đến những thương vụ “đứng chung sân” đình đám của IBM và Apple, Reb Bull với Go Pro hay Mastercard “bắt tay cùng” Apple Pay.

Hợp tác tiếp thị tận dụng nguồn lực Marketing của cả hai bên, bạn và đối tác, ở trên nhiều kênh tiếp thị khác nhau để mang lại hiệu quả lớn, điền vào chỗ khuyết mà mỗi bên chưa có. Đây là cách thức phù hợp với những doanh nghiệp vừa và nhỏ với ngân sách marketing eo hẹp có được nguồn doanh thu ổn định.

Hợp tác tiếp thị với một bên thứ ba

Hợp tác tiếp thị có thể xem là giải pháp khá thông minh nếu mô hình doanh nghiệp, công ty startup của bạn kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm đại trà, có thể kết hợp với nhiều mô hình kinh doanh khác để tạo nên sự phong phú, đặc sắc hơn trong trải nghiệm khách hàng.

Những điều cần chuẩn bị trước khi tiến hành chiến lược Marketing tiết kiệm

Nhận định khách hàng tiềm năng: Khoanh vùng đối tượng tiềm năng là kỹ năng cốt lõi của bất kỳ nhà tiếp thị nào. Dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, dù ngân sách khổng lồ hay ọp ẹp, chẳng ai muốn kinh doanh thua lỗ cả. Nhưng bạn sẽ lỗ nặng khi quảng cáo sản phẩm và dịch vụ cho những người không cần chúng.

Phân loại người dùng – hướng dẫn khách hàng: Người dùng của bạn được chia thành 2 loại: lead và customer. Lead là những người đã bị thuyết phục bởi chiến dịch marketing của bạn và lần đầu tiên tìm đến thương hiệu. Còn customer là những người đã thực sự mua hàng hay sử dụng dịch vụ do bạn cung cấp.

Lên mức ngân sách tối đa: Để giảm tải ngân sách thì trước khi tiến hành chiến dịch bạn đã cần phải đưa bảng hoạch định chi phí trước, tuy nhiên phải giới hạn chi phí tối đa để khi đưa vào thực hiện chiến dịch sẽ không vượt quá mức quy định này.

Bạn nên tính toán ngân sách dựa trên mục tiêu của chiến dịch marketing và trạng thái tăng trưởng của công ty. Một công ty thông thường sẽ ở một trong hai trạng thái: phát triển và ổn định.

Nâng cấp website riêng: Nếu muốn duy trì lượt lead ổn định, doanh thu tăng, việc đầu tư cho website cũng khá quan trọng nếu đây là kênh bán hàng chính yếu của bạn.

Rate this post