Những kinh nghiệm giúp bạn đột phá trong thiết kế website thương mai điện tử

Dù chỉ mới xuất hiện gần đây, nhưng Thương mại điện tử( TMĐT) không còn là một khái niệm xa lạ. TMĐT là một hình thức kinh doanh giúp thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi dựa trên nền tảng công nghệ thông tin cùng sự hỗ trợ của internet. 

TMĐT là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, những công ty thành công trong lĩnh vực TMĐT có thể kể đến như Alibaba, Amazon, Ebay, Lazada, TiKi,…

Và TMĐT gắn liền với website. Không ít các doanh nghiệp chỉ thiết kế website thương mại điện tử sao cho hoành tráng mà không để ý đến những chi tiết nhỏ có thể giúp họ thất bại bất cứ lúc nào.

Bán hàng kinh doanh thương mại điện tử

Hãy cùng Haravan tìm hiểu về 10 bí mật giúp bạn đột phá trong thiết kề website thương mại điện tử:

1. Các sản phẩm cùng loại nên hiện trên 1 trang

Thật là khủng khiếp nếu như chính bạn đang muốn tìm các sản phẩm cùng loại để so sánh thông số mà cứ chạy qua chuyên mục này, click chuyên mục kia, back lại chuyên mục nọ… Tại sao không show hàng trên cùng 1 trang cho khách hàng dễ tìm kiếm.

Theo phân tích của các nhà thiết kế website thương mại điện tử, trừ khi các sản cần hiển thị vượt quá 100, còn lại hãy sắp xếp các sản phẩm cùng loại lên cùng 1 trang( tốt nhất là tầm 20-50 sản phẩm 1 trang). Như vậy khách hàng có cái nhìn tổng thể và có thể dễ dàng so sánh đối chiếu các thông tin lại với nhau. Với các bước tiến của công nghệ, đừng lo khách hàng sẽ bực bội vì tốc độ sử lý hình ảnh chậm chạp, các công nghệ màn hình LCD, LED, nền tảng băng thông rộng cùng nền tảng thiết kế website chuyên nghiệp…sẽ giải quyết được vấn đề đó. Hãy xem thử giao diện của AEONSHOP( website: http://aeoneshop.com/)

Thiết kế website thương mại điện tử

2. Hết hàng mà không cập nhật

Thật dở khóc dở cười sau khi bỏ ra hàng giờ đồng hồ lục tung cả website lên để tìm được sản phẩm ưng ý và đặt hàng. Rồi lại té ngửa khi được thông báo rằng sản phẩm trong kho đã hết hàng. Chỉ 1 chi tiết này thôi, bạn đã vô tình tạo ác cảm cho khách hàng và khiến họ KHÔNG BAO GIỜ QUAY LẠI WEBSITE NỮA.

3. “Tung hô” kho hàng của bạn hết mức

Tất nhiên là không được quá mức cho phép, phải thực tế. Hãy cũng cấp những gì trực quan nhất, tốt đẹp nhất, chân thật nhất từ kho hàng của bạn đến khách hàng. Khách hàng có thể quay lưng lại với website của bạn nhanh như ” cách mà người yêu cũ trở mặt” nếu website thương mại điện tử của bạn làm họ mù tịt về kho hàng chứa những sản phẩm mà họ sẽ mua.

Aothun.vn là một đơn vị làm rất tốt chuyện này, họ là một trong những đơn vị đầu tiên cung cấp thông tin trực quan nhất đến khách hàng về kho hàng, nhà xưởng với công nghệ xem 3D ngay trên website.

4. Chi tiết, chi tiết và chi tiết

Khách hàng sẽ đánh giá cao một trang web TMĐT nếu như được cung cấp các thông tin ấn tượng trước khi nhấp vào xem trang riêng của sản phẩm đó. Càng chi tiết là yếu tố dễ làm hài lòng các “thượng đế”, giúp hõ dễ dàng ra quyết định mở hầu bao.

5. Đa dạng trong cách phân loại

Nếu chỉ chú tâm đến giá mà quên đi tính phổ biến của sản phẩm thì website đó không phải là website TMĐT. Có nhiều cách để phân loại sản phẩm, dựa vào dòng sản phẩm, giá cả, tính năng, màu sắc, kích cỡ…ngoài ra đừng quên những cách phân loại như “sản phẩm được bán chạy nhất”, ” sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao”.

Càng nghĩ ra nhiều cách phân loại càng giúp khách hàng dễ dàng đưa ra lựa chọn dựa trên tiêu chí của chính khách hàng.

6. Đặt thanh tìm kiếm ở vị trí dễ thấy nhất

Đặt ở vị trí dễ nhìn, đầu trang hoặc góc phải, góc trái website.

7. Khách hàng không biết họ đang ở đâu

Với một website không có cấu trúc rõ ràng, không có thanh điều hướng dễ làm khách hàng chán nản, họ cảm thấy như bị lạc vào một mê cung. Quyền năng của website TMĐT chính là luôn đồng hành cùng khách hàng giữa một rừng sản phẩm.

8. Mô tả trực quan sinh động về sản phẩm

Không thể phủ nhận website TMĐT là một thế giới ảo, muốn cung cấp những trải nghiệm thực tế đến cho khách hàng là cực kì khó. Khi đó, những thông tin hình ảnh( hình ảnh đầu tư chụp ở nhiều góc cạnh, rõ ràng, sắc nét), video, các nhận xét khách quan từ những khách hàng khác chính là yếu tố giúp sản phẩm của bạn trở nên chân thực và sinh động hơn.

9. Đa dạng hình thức thanh toán và giao hàng

Website phải đưa được một loạt các danh sách phương thức thanh toán( COD, chuyển khoản ngân hàng,…) hoặc các dịch vụ vận chuyển để họ có thể chọn lựa.

10. Kinh doanh hợp pháp

Nghe có vẻ không liên quan đến các thông tin về thiết kế website thương mại điện tử. Nhưng đây là bước giúp bạn có những hoạt động thuận buồm xuôi gió về sau khi kinh doanh online. Bạn cần phải khai báo, đăng ký website thương mại điện tử với Bộ công thương, cách đăng ký bạn có thể tham khảo tại: Quy trình thông báo đăng ký website thương mại điện tử đối với cá nhân

Ngoài ra, tôi sẽ cho bạn biết thêm 1 bí mật nữa: Bạn có biết đơn vị có thể triển khai giải pháp website bán hàng online, website thương mại điện tử có thể tích hợp được những yếu tố tôi nói đến trong bài là ai không? Và những ví dụ tôi đưa ra trong bài đó là những khách hàng của Webvina.net – Một đơn vị xây dựng nền tảng website bán hàng tốt nhất hiện nay.

 

Rate this post