Một trong những yếu tố quan trọng nhất đóng góp vào sự thành công của hoạt động SEO đó là Seo on-page. Seo on-page là hoạt động tối ưu hóa nội dung website giúp website thân thiện với Google, SEO on-page là nền tảng quan trọng nhất bạn phải biết trước khi tiến hành SEO.
Các tiêu chí của Seo on-page đã thay đổi nhiều trong năm qua và điều đó cũng làm thay đổi các kỹ thuật và đây là 10 kỹ thuật Seo on-page quan trọng nhất trong năm 2016 sẽ giúp bạn có một website chuẩn SEO và dễ dàng lên TOP 1.
1. Tiêu đề bài viết ( làm cho người dùng truy cập + lợi thế SEO khi bạn dùng từ khóa)
Một trong những yếu tố quan trọng của kỹ thuật Seo on-page đó việc quyết định tiêu đề của nội dung trên website.
Các từ khóa hoặc cụm từ khóa mục tiêu phải xuất hiện trên thanh tiêu đề
Từ khóa tốt nhất nên xuất hiện ngay phần đầu tiêu đề.
Không nên lặp lại các từ khóa giống nhau trong cùng một thanh tiêu đề.
Số lượng ký tự trên một tiêu đề là 65 ký tự.
2.Tối ưu cấu trúc URL
Tối ưu cấu trúc URL theo chuẩn SEO là một việc vô cùng quan trọng. Các từ khóa mục tiêu nên xuất hiện ở trong URL.
Không sử các ký tự đặc biệt, ký hiệu, dấu ngoặc đơn, dấu phẩy…. như là một phần của URL.
Chỉ sử dụng các ký tự và chữ số từ 0-9 trong cấu trúc URL.
Phân biệt giữa các chữ trong URL bằng dấu gạch ngang
Trong URL có chứa từ khóa mục tiêu
3. Sử dụng các nhóm thẻ
Bạn nên sử dụng nhóm thẻ h2, h3 và h4… để làm nổi bật các tiêu đề khác nhau, phân chia các nhóm và những điểm quan trọng.
Sử dụng thẻ H1 dành cho tiêu đề bài viết. Không sử dụng thêm thẻ H1 cho bất cứ phần nào trong một bài viết,
Không lặp lại sử dụng thẻ H2, H3 quá nhiều lần vì Google sẽ xem đó là thực hành SEO tiêu cực.
4. Mật độ từ khoá
Mật độ từ khóa là khoảng 1,25% và pha trộn thêm các từ khóa mở rộng để tăng khả năng truy cập và tránh việc cạnh tranh với các từ khóa ngắn.
Sử dụng từ khóa chính của bạn một lần trong đoạn đầu tiên và sau đó trong đoạn cuối cùng ngoài việc sử dụng thường xuyên bên trong nội dung.
Sử dụng in đậm, in nghiêng và gạch dưới để làm nổi bật các từ khóa và cụm từ quan trọng trong bài đăng của bạn.
5. Thẻ mô tả ( meta description)
Các bạn cần thêm từ khóa chính vào thẻ meta của mỗi bài viết trên web.
Nội dung trên thẻ meta là một bản tóm tắt nội dung bài viết với tối đa 160 ký tự, bao gồm cả dấu cách.
Những thẻ mô tả thân thiện có tỷ lệ nhấp chuột (CTR) cao hơn trên các công cụ tìm kiếm
6. Tối ưu hình ảnh
Tối ưu hóa hình ảnh sẽ giúp ích rất nhiều cho hoạt động SEO và giúp tăng lưu lượng truy cập từ việc tìm kiếm hình ảnh.
Các alt mô tả và tiêu đề dành cho ảnh có tác động rất tốt đến việc hỗ trợ cho SEO. Vì vậy cần thêm một số bức ảnh vào trong bài viết của bạn.
Sử dụng từ khóa mục tiêu để làm tên cho hình ảnh
Sử dụng ảnh có kích thước nhỏ để tránh làm chậm tốc độ tải trang vì Google đánh giá tốc độ tải trang là một trong những chỉ số trực tiếp đến xếp hạng website.
7. Chiều dài của nội dung trong bài
Nghiên cứu từ khóa mục tiêu để có viết chủ đề liên quan đến từ khóa.
Tránh tập trung chủ đề vào những từ khóa cạnh tranh cao trên Google trừ phi bạn nghĩ rằng bạn có thể làm tốt hơn những bài có thứ hạng cao
Không có số lượng xác định chính xác hay phân biệt giữa số lượng các từ trong bài viết nhưng tối thiểu bạn nên viết bài có số lượng từ khóa trung bình khoảng 700 từ hoặc lớn hơn.
8. Liên kết nội bộ
Liên kết các bài mà bạn đã đăng trên cùng một website.
Tạo ra các liên kết tự nhiên với những bài đã đăng bằng cách đưa các liên kết nằm chung với nội dung của bài viết.
Đặt liên kết nội bộ tại trang chủ.
Đặt liên kết nội bộ tại footer.
9. Link ra ngoài để trang web ngoài
Tạo các liên kết với những trang web khác.
Chỉ nên tạo liên kết với những website uy tín, chất lượng
Sử dụng thẻ nofollow để tránh việc thứ hạng của trang bị đánh giá do liên quan đến những website yếu kém hoặc bạn không tin tưởng.
10. Viết nội dung lôi cuốn
Tạo ra những nội dung chuẩn SEO đồng thời hấp dẫn người đọc.
Những nội dung trên website cần được hướng đến những từ khóa mục tiêu.
Viết các nội dung theo nhiều khía cạnh khác nhau để đáp ứng tối đa nhu cầu tìm kiếm của đa số người dùng.
Khuyến khích người dùng tham gia vào nội dung trên website của bạn bằng những câu hỏi, yêu cầu đánh giá.